Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”

23:50 20/08/2024

Chúng tôi lại hành quân về Nông Tiến, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tập luyện chương trình “Tiến về Hà Nội” để chào mừng lễ ra mắt Ủy ban quân chính Thành phố Hà Nội tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được thực hiện bởi các nghệ sĩ Đoàn văn công nhân dân Trung ương cùng sự phối hợp của nhóm múa Tây Bắc, gồm có diễn viên Ma Quang Hạ, Hà Thị Nghệ, Đinh Thị Éo, Lò Thị Nìn, Lò Thị Uôn, Đinh Chanh, Lường Văn Tiến, những hạt nhân văn nghệ này làm tăng thêm nét độc đáo của các dân tộc Tây Bắc.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 1.

Sau gần một tháng chuẩn bị, đoàn lên thuyền xuôi dòng về ngã ba Việt Trì, từ đó hành quân bằng “đi chân trần” về Thường Tín, Hà Đông để củng cố sắp xếp chương trình và may sắm trang phục biểu diễn cũng như đồng phục cho tất cả thành viên. Trang phục biểu diễn được may bằng vải kaki, may theo kiểu đại cán, có 4 túi, cổ cao.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 2.

Chương trình “Tiến về Hà Nội” được dàn dựng khá quy mô, đồ sộ, ngoài hợp xướng còn có đơn ca, tốp ca, múa và trích đoạn màn “Trảy hội” trong vở ca kịch: “Chị Tấm anh Điền”. Trong đó, toàn đoàn tham gia màn hợp xướng, bà Thái Thị Liên chỉ huy bài “Người Hà Nội” của Nguyễn Đinh Thi và bài “Đông Nam Á châu” của Lưu Hữu Phước. Về bài “Người Hà Nội” có nhiều chương đoạn, tuy khó nhưng anh chị em hào hứng, không thể hát unison (đồng đều) mà phải hát bè vì sự phối hợp của 4 bè sẽ tạo nên âm thanh ấm mà khỏe, nổi lên phần hồn, sức sống của bài ca. Sang bài “Đông Nam Á châu” thì thanh bình, dạt dào niềm tin hy vọng của các dân tộc Đông Nam Á hướng tới chung sống hòa bình, cùng sát vai bên nhau tạo nên một vùng đất hòa thuận gắn bó bên nhau đi lên xây dựng đời mới từ Indonesia, đến Malaysia rồi Philipin, Singapore, Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Bruney, Việt Nam xiết chặt tay gìn giữ hòa bình.

Ngoài ra còn có một số bài hát khác như “Chiến thắng Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung do nhạc sĩ Trọng Bằng dàn dựng chỉ huy. Một trong những bài ca đậm tính dân gian, chan chứa tình gắn bó quân dân là bài hát “Bộ đội về làng” (thơ Hoàng Trung Thông, nhạc Lê Yên) cũng được biểu diễn trong chương trình này. Bài hát được ca sĩ Thương Huyền thể hiện - giọng hát cao vút mà bay bổng, ấm áp truyền cảm, sâu lắng đã thu hút con tim người thưởng thức:

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 3.

Trong chương trình chào mừng lễ ra mắt Ủy ban quân chính Thành phố Hà Nội không thể thiếu những tác phẩm múa đặc sắc, đem đến cho người xem biết bao hồi hộp, hào hứng đến ngỡ ngàng. Đó là múa “Trống ngũ lôi” - màn múa rút ra từ nghệ thuật chèo cổ, tạo không khí tưng bừng rộn ràng “cờ dong, trống mở”. Nghệ sĩ Hoàng Châu vừa là tác giả vừa là người múa chính, ra giữa sân khấu ông gióng lên hồi trống rền vang rồi vẫy nhóm múa trống con chạy đàn, nhón chân lên: 4 chàng trai múa trống con do Phan Hồ, Thanh Đính, Bùi Đức Hạnh và Phạm Gia Thọ còn 2 chú bé múa chũm chọe là Mạnh Hùng và Như Bình. Tiếp theo 2 diễn viên trẻ tuổi cầm chũm chọe đập nhẹ vào nhau mà lướt chạy theo nhóm trống con rộn ràng sôi động.

Điệu múa “Tây Bắc tươi vui” cũng của tác giả Hoàng Châu, âm nhạc Lưu Hữu Phước diễn tả những cô gái Thái trên tay phải cầm chiếc quạt còn tay trái nâng khăn lụa đỏ do Phùng Nhạn, Lệ Cung, Nguyễn Thị Bích, Ngọc Lan, Thanh Thúy, Tuệ Minh, Minh Dần, Hà Thị Nghệ, Lò Thị Nìn, Lò Thị Uốn biểu diễn. “Tây Bắc tươi vui” ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ, mùa xuân lại đến, nhân dân đón chào một cuộc đời tự do no ấm. Tác giả Hoàng Châu đã dùng ngôn ngữ múa dân tộc Thái, với những bước đi nhẹ nhàng, lướt trên nhà sàn để rồi vung khăn, xòe quạt tượng trưng cho đàn bướm đón mùa xuân của cuộc đời làm cho đất trời rạng rỡ sắc hoa tràn ngập bản làng. 

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 4.

Tiết mục “Múa vui sản xuất” của tác giả Hoàng Kiều dựa trên làn điệu dân ca chèo, các thiếu nữ mặc áo tứ thân khoác trên vai tấm lụa dài màu đỏ. Đôi tay của các cô nâng 2 đầu dải lụa, bước đi kiễng chân chạy xoay vòng tròn rồi có lúc từng cặp nâng tay trái, chụm vào nhau còn tay phải cuộn rồi vung lên lướt ngang vai nghiêng người như cánh quạt gió thổi bay những hạt lúa lép, trông nhẹ nhàng mà vui mắt. Điệu múa được khán giả hào hứng đón nhận với những tràng pháo tay giòn giã nhất là khi được thưởng thức những cử chỉ, động tác đẹp mắt thể hiện ý lúa đã được phơi khô để đưa vào bồ chuyển vào kho.

Còn điệu “Múa nón đồng bằng”, đây là điệu múa đã được biểu diễn ở festival thanh niên sinh viên toàn thế giới lần thứ IV năm 1953 ở Bucarest - Rumani. Điệu múa khi đó chỉ có 4 người, do Hoàng Châu, Thái Ly, Thương Huyền và một cán bộ đoàn thanh niên tỉnh Thái Nguyên tham gia biểu diễn. Trang phục của nữ là tà áo dài quần trắng, còn nam mặc bộ áo cánh nâu, trên tay mỗi người cầm một cái nón, thể hiện nét duyên dáng của thiếu nữ Việt Nam. Nhưng lần này điệu múa lên tới 8 người, nữ có Phùng Nhạn, Lệ Cung, Nguyễn Thị Bích, Minh Dần; còn nam có Phan Hồ, Thanh Đính, Bùi Đức Hạnh, Phạm Gia Thọ. Điệu múa không ồn ào sôi động nhưng cũng gây được cái duyên dáng hồn nhiên trong giao lưu của lứa đôi đậm đà tình tứ, họ nghiêng chiếc nón, nhìn nhau trong thầm yêu vụng nhớ làm cho khán giả thấy hấp dẫn mà trong sáng lành mạnh. Âm nhạc của Lưu Hữu Phước cũng góp phần tô thắm cái duyên trong “Múa nón đồng bằng”. 

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 5.

Một trong những tiết mục hấp dẫn trong chương trình chào mừng lễ ra mắt Ủy ban quân chính Thành phố Hà Nội là màn “Trảy hội” rút từ vở ca kịch: “Chị Tấm anh Điền” của 3 tác giả: Thế Lữ, Lưu Quang Thuận và Hàn Thế Du. Màn múa đậm đà chất chèo diễn tả khung cảnh ngày mở hội để thử hài, qua đó tìm người đẹp đưa về cung vua, chọn cô dâu cho hoàng tử. Màn trích đoạn hài hước, hóm hỉnh, chứa chan tính nhân văn và đạo lý: Ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, nhưng lại đậm đà chất dân gian, đã để lại ấn tượng đặc biệt cho khán giả dự lễ chào đón sự ra mắt của Ủy ban quân chính Thành phố Hà Nội.

Đặc biệt bài hát “Tiến về Hà Nội” dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ Trọng Bằng được vang lên khi kết thúc chương trình nghệ thuật đầy xúc cảm ấn tượng. Tất cả diễn viên tràn ra sân khấu hào hứng hát vang; tốp nam, nữ múa cầm cờ Tổ quốc, vung mũ lưới, tay nâng hoa lại được hàng chục thiếu nữ Thủ đô, các bà mẹ tóc đã bạc trắng cùng bước lên sân khấu tặng hoa tươi thắm, rực rỡ muôn màu cho những người con thân yêu, nghệ sĩ, chiến sĩ cách mạng.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 6.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 7.

 








Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 8.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 9.

 








Bài hát “Tiến về Hà Nội” được nhạc sĩ Văn Cao viết năm 1949, lúc cục diện chiến tranh giữa Việt Minh và thực dân Pháp đang ở giai đoạn cuối của cầm cự, chuẩn bị sang tổng phản công, thế mà nhạc sĩ đã hình dung ra ngày chiến thắng để rồi: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/Chúng ta đi nghe vui, lúc quân thù đầu hàng/Cờ ngày nào tung bay trên phố”

Không chỉ vậy, nhạc sĩ đã phác họa toàn cảnh tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu hòa quyện niềm tin tất thắng đầy hào khí trong câu hát:

“Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về

Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào

Chảy dòng sương sớm long lanh”

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 10.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 11.











Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 12.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 13.

 








Đó chính là tài năng kết tinh bởi lòng yêu nước cháy bỏng của người sáng tác, người chỉ huy và người biểu diễn vì tuổi trẻ của họ những công dân của Thủ đô đã dũng cảm ôm bom ba càng lao vào xe tăng giặc để có “9 năm làm một Điện Biên…”. Họ đã hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc bằng những lời ca, giai điệu thắm máu đào căng tràn nhiệt huyết của lòng yêu dân tộc, họ đã tắm mình trong bom đạn lửa khói để tạo nên chương trình bất hủ sống mãi với non sông với Thủ đô yêu dấu.

Khép lại chương trình “Tiến về Hà Nội”, các đồng chí Vương Thừa Vũ và Trần Duy Hưng lên cảm ơn tặng hoa cho đoàn, khán giả hưởng ứng nhiệt tình yêu thương và cảm ơn các nghệ sĩ, biểu diễn xuất sắc. Sau đó đồng chí Vương Thừa Vũ cùng bác sĩ Trần Duy Hưng mời lãnh đạo đoàn ra chào khán giả, ở đó có nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, đạo diễn Thế Lữ, biên kịch Học Phi và nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cùng ca sĩ Thương Huyền, ông Hàn Thế Du, ông Lưu Quang Thuận bước ra sân khấu trong rừng cờ hoa và âm thanh vang mãi:

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 14.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 15.

 








Chiều 10/10/1954, lúc đó cả Đoàn văn công nhân dân Trung ương đang ở khu doanh trại Đồn Thủy, ngày nay là phố Phạm Ngũ Lão, vào hồi 15 giờ, lãnh đạo báo cho toàn đoàn họp để đón anh Lành (Ban Tuyên huấn, tên thật là Tố Hữu) đến thăm đoàn từ chiến khu mới về Hà Nội.

Anh Lành thăm hỏi sức khỏe của các cụ Cả Tam, Dịu Hương, Năm Ngũ và toàn đoàn, sau đó anh Lành dặn dò và giao nhiệm vụ cho đoàn: “Chương trình biểu diễn chào mừng lễ ra mắt Ủy ban quân chính Thành phố Hà Nội là sự kiện quan trọng, bởi sự chờ mong của nhân dân Hà Nội cùng với ủy ban quốc tế giám sát cuộc rút lui của quân đội Pháp và sự tiếp quản điều hành của Chính phủ ta. Ngoài Ba Lan còn có đoàn Ấn Độ (trung lập) phái đoàn Canada và một số phóng viên báo đài phương Tây, trong số đó cũng có những người chưa hiểu, chưa tin văn hóa nghệ thuật của chúng ta, họ chỉ tin về những chiến công trong chiến đấu. Tuy nhiên, đại đa số công chúng và quan khách có mặt ở Nhà hát Lớn ủng hộ, mong chờ buổi biểu diễn sẽ hấp dẫn, thu hút người xem, cho nên anh chị em chúng ta phải chuẩn bị chu đáo, đừng để sơ suất dù nhỏ nhất, điều cần thiết đó chính là tự tin tập trung cho chương trình có chất lượng, xuất sắc. Thay mặt Trung ương, chúc các bác, các anh chị em biểu diễn thành công trong tư thế tự hào”./.

Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”- Ảnh 16.

 Nội dung: NSƯT Như Bình/ Thiết kế: Bùi Hải

Tin đọc nhiều

Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.

11:24 17/07/2025

UBND phường ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 07/7/2025 về tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.

TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

11:18 17/07/2025

Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành sáp nhập hành chính và từng bước đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non cũng đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên vì thế trở thành nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhà trường và xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đó, ngày 15/7/2025, Trường Mầm non Vĩnh Hưng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn với nội dung trọng tâm tập trung vào Đạo đức nhà giáo và Phòng chống bạo lực học đường.

Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)

23:32 16/07/2025

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, Trải qua 75 năm các thế hệ TNXP đã khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, đã sống, cống hiến. Trọn nghĩa nước non, vẹn tình đồng đội, xứng danh anh hùng, góp phần làm vẻ vang, làm rạng danh lịch sử truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, nhân dịp này để cán bộ, hội viên Cựu TNXP ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng TNXP Việt Nam.

CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026

23:03 16/07/2025

Căn cứ Công văn số 759/SGDĐT-QLT ngày 14/03/2025 của của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 – 2026; Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-MNVH ngày 08/4/2025 của trường Mầm non Vĩnh Hưng về việc tuyển sinh vào trường mầm non năm học 2025 – 2026.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Hà Nội và những cây cầu
Hà Nội và những cây cầu
Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại hơn cho thành phố. Đó vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là điểm nhấn cho sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội.
23:29 01/10/2024
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc, là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
17:01 27/08/2024
Ngày Sài Gòn cầm tay Hà Nội...
Ngày Sài Gòn cầm tay Hà Nội...
Ngày 30-4-1975, ngày thống nhất đất nước, đã diễn ra thế nào ở Hà Nội, một nơi dường như xa chiến trường nhưng lại không hề xa lạ đạn bom trong suốt hơn 30 năm?
16:20 20/08/2024
Kỳ 1: Vẻ vang những tộc họ nối tiếp “làng khoa bảng, đất tứ danh hương”
Kỳ 1: Vẻ vang những tộc họ nối tiếp “làng khoa bảng, đất tứ danh hương”
Hà Nội xưa có câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương” để chỉ truyền thống hiếu học ở một vùng đất ven đô...
17:45 14/08/2024
Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng
Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng
Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng
17:36 14/08/2024
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
17:25 14/08/2024
Tin khác
Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
UBND phường ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 07/7/2025 về tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
11:24 17/07/2025
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành sáp nhập hành chính và từng bước đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non cũng đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên vì thế trở thành nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhà trường và xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đó, ngày 15/7/2025, Trường Mầm non Vĩnh Hưng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn với nội dung trọng tâm tập trung vào Đạo đức nhà giáo và Phòng chống bạo lực học đường.
11:18 17/07/2025
Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)
Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)
Hòa trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, Trải qua 75 năm các thế hệ TNXP đã khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, đã sống, cống hiến. Trọn nghĩa nước non, vẹn tình đồng đội, xứng danh anh hùng, góp phần làm vẻ vang, làm rạng danh lịch sử truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, nhân dịp này để cán bộ, hội viên Cựu TNXP ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng TNXP Việt Nam.
23:32 16/07/2025
CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026
CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026
Căn cứ Công văn số 759/SGDĐT-QLT ngày 14/03/2025 của của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 – 2026; Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-MNVH ngày 08/4/2025 của trường Mầm non Vĩnh Hưng về việc tuyển sinh vào trường mầm non năm học 2025 – 2026.
23:03 16/07/2025
PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Phường Vĩnh Hưng (Hà Nội) chính thức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn và tổ chức trao quyết định kết hôn cho người có yếu tố nước ngoài - một cột mốc đánh dấu sự phân cấp quản lý hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính.
23:13 15/07/2025
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
HNP - Văn phòng UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/7/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
22:06 15/07/2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
HNP – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
18:39 15/07/2025
Bài tuyên truyền về Trật tự Văn minh đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Hưng
Bài tuyên truyền về Trật tự Văn minh đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Hưng
Để đảm bảo giữ gìn Văn minh đô thị trên địa bàn, UBND phường Vĩnh Hưng đề nghị nhân dân thực hiện một số nội dung sau:
18:26 13/07/2025
CÁC CƠ SỞ ĐẢNG TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI
CÁC CƠ SỞ ĐẢNG TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI
Thực hiện KH số 329-KH/TU ngày 15/5/2025 của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đảng ủy phường đã xây dựng, ban hành KH số 01-KH/ĐU ngày 01/7/2025 về Tổ chức Đại hội Đảng bộ phường Vĩnh Hưng là thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030; QĐ phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng bộ phường. Đảng bộ phường Vĩnh Hưng có 56 đảng bộ, chi bộ trực thuộc (trong đó 05 đảng bộ, 25 chi bộ cơ sở và 26 chi bộ tổ dân phố) với trên 2.800 đảng viên và trên 2.500 đảng viên sinh hoạt theo Quyết định 213.
18:19 13/07/2025
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Công văn số 4026/UBND-NNMT ngày 10/7/2025 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
18:00 12/07/2025