Hà Nội và những cây cầu

Hà Nội và những cây cầu

23:29 01/10/2024

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại hơn cho thành phố. Đó vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là điểm nhấn cho sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 1.

Cầu Long Biên là cây cầu mang tính biểu tượng không chỉ của Hà Nội mà của cả đất nước ta trong suốt những năm dài kháng chiến. Cầu do Pháp xây dựng từ 1898 đến 1902, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là công trình nổi tiếng thế giới lúc bây giờ khi được xây dựng, đưa vào khai thác với thiết kế hiện đại đầu thế kỷ 20.

Hà Nội có cầu Long Biên

Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng

Tàu xe đi lại thong dong

Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 2.

Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, in hằn dấu vết thời gian của một Hà Nội anh dũng và hào hoa.

 Theo thiết kế, cầu Long Biên có chiều dài 2.290 m qua sông và 896 m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ là 0,4 m.

Một trong những nét độc đáo, tạo nên thương hiệu của cầu Long Biên là luồng giao thông trên cầu thay vì theo hướng đi xuôi bên phải thì lại được thiết kế hướng đi xuôi ở phía trái cầu.

Cầu Long Biên giúp kết nối ba tuyến đường sắt huyết mạch Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Lào Cai với đường sắt quốc gia chạy xuyên tâm từ phía bắc TP Hà Nội đi tuyến phía Nam. Hiện nay, cây cầu này đang xuống cấp nghiêm trọng và liên tục được tu sửa để duy trì tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã một lần nữa thử thách sức chịu đựng của "Bà đầm già" cầu Long Biên vắt mình qua 3 thế kỷ.

Dù vậy, cho tới giờ, cầu Long Biên vẫn là cây cầu đẹp nhất Hà Nội. Dường như vẻ đẹp ẩn chứa bên trong cây cầu còn là sự thử thách cho sức sáng tạo nghệ thuật. Kiến trúc cầu là sự giao hòa của nét cổ điển và hiện đại tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho những du khách đến với Hà Nội và với cả những bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh, đem lại những cảm hứng sáng tạo cho những người yêu và gắn bó với thành phố này.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 3.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nối 2 quận Long Biên và Hoàn Kiếm của Hà Nội. Đây là cây cầu kết nối giữa lịch sử và hiện tại.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 4.

 Năm 1974, cầu Thăng Long đã được khởi công xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao qua hai bờ sông Hồng, đồng thời nhằm giảm áp lực cho cầu Long Biên.

Ban đầu, cầu Thăng Long được phía Trung Quốc hỗ trợ xây dựng, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã ngừng lại. Trước áp lực về nhu cầu giao thông nên Chính phủ nước ta vào thời điểm đó đã đề nghị Liên Xô giúp đỡ và cây cầu tiếp tục được xây dựng vào năm 1979.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 5.

Cầu Thăng Long khánh thành vào năm 1985.

 Ngày 9/5/1985, sau 11 năm thi công, cầu Thăng Long đã được đưa vào sử dụng. Theo thiết kế, cầu có kết cấu giàn thép dài 3.250m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Hai làn cầu riêng biệt rộng 3,5m mỗi làn, dùng cho phương tiện thô sơ. Phần giữa tầng 1 là đường dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển - Bắc Hồng và xe máy, xe đạp rộng 11 m. Tầng 2 dành cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21m, hai làn dành cho người đi bộ tham quan.

Cầu Thăng Long được xem là cây cầu biểu tượng cho tình hữu nghị bền vững giữa Việt Nam và Liên Xô. Đến nay, mỗi khi đi qua cầu Thăng Long, nhiều người vẫn chú ý đến tấm biển biểu tượng hữu nghị Việt - Xô dựng ở ngay đầu cầu. Khí thế Rồng Bay hòa quyện biểu tượng mang hình cánh buồm thể hiện tình hữu nghị mãi mãi vươn xa, vững bền.

Sau nhiều lần xuống cấp, vào tháng 8/2020, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long chính thức được khởi công. Sau 5 tháng thi công, cầu Thăng Long được thông xe trở lại ngày 7/1/2021 với khả năng chịu lực tăng gấp 3 lần so với trước đây.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 6.

Cầu Thăng Long nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm, nối liền Thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ quan trọng đưa khách quốc tế đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 7.

 Nằm gần với cầu Long Biên về phía hạ lưu sông Hồng, cầu Chương Dương là cây cầu có thời gian thi công ngắn nhất của nước ta khi chỉ mất chưa đến 2 năm (từ tháng 10/1983 - 6/1985).

Vào những năm 1980, đất nước ta bước vào thời kỳ tái thiết sau chiến tranh, nhu cầu đi lại của người dân ở nội thành và ngoại thành Hà Nội tăng cao trong khi chỉ có mỗi cầu Long Biên, còn cầu Thăng Long vẫn đang trong quá trình xây dựng. Trước tình thế cấp bách, để phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo lưu thông phương tiện giữa các tỉnh phía Bắc, mùa xuân năm 1983, ý tưởng về một dự án xây cầu vượt sông Hồng tại bến Chương Dương đã được đặt ra. Ban đầu, cầu Chương Dương có tên gọi Mùa Xuân và thiết kế kiểu cầu treo nhiều nhịp liên tục.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 8.

Cầu Chương Dương là cây cầu có thời gian thi công ngắn nhất của nước ta.

 Khởi công vào tháng 10/1983, công tác đóng cọc làm mố neo được nhanh chóng tiến hành. Nhưng sau 6 tháng thi công, nhận thức được nhiều bất cập giữa khả năng áp dụng công nghệ hiện đại và thực tiễn của ngành xây dựng giao thông khi đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên đã phải đưa ra một quyết định khó khăn nhưng vô cùng đúng đắn là chuyển cầu treo Mùa Xuân thành cầu cứng Chương Dương.

Cầu Chương Dương là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư Việt Nam. Cầu dài 1.230 m, gồm 21 nhịp, chia làm 4 làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5 m. Thiết kế ban đầu của cầu ước tính đáp ứng 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe tăng gấp 3 - 4 lần.

Ngày nay, cầu Chương Dương vẫn là một trong những cây cầu có lưu lượng người và phương tiện qua lại đông nhất của Hà Nội. Cầu đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, giải quyết cơ bản việc đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc. Từ khi có cầu Chương Dương, vùng đất phía Đông của Hà Nội đã đổi thay, từ các làng mạc, ruộng đồng những khu đô thị, nhà máy, phố phường tấp nập đã mọc lên, mang tầm vóc một đô thị hiện đại, trẻ trung, năng động. Gần 4 thập kỷ qua, cầu Chương Dương vẫn kiêu hãnh song hành cùng sự phát triển của Thủ đô, một nhân chứng về quá trình đổi mới đi lên của đất nước và là một phần của lịch sử Hà Nội.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 9.

Cầu Chương Dương là cây cầu huyết mạch nơi cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, kết nối đôi bờ sông Hồng.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 10.

 Cầu Thanh Trì là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

Cầu Thanh Trì được khởi công năm 2002 và thông xe năm 2007, có tổng mức đầu tư 410 triệu USD nằm trên trục Vành đai 3, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… nên có mật độ giao thông rất cao.

Cầu bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Phần cầu chính dài 3.084 m, rộng 33,1 m chia làm 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 11.

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc).

 Cầu Thanh Trì đi vào khai thác đã giải tỏa sức ép giao thông đè nặng lên cầu Chương Dương, đồng thời phân bổ và giảm bớt đáng kể lưu lượng xe, nhất là xe tải, lưu thông qua nội thành Thủ đô. Cùng với đường Vành đai 3 (Hà Nội), cầu Thanh Trì nối Quốc lộ 1, liên kết vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với trục giao thông Bắc - Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 12.

 Cầu Đông Trù là công trình đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Cầu bắc qua sông Đuống nối liền quận Long Biên và huyện Đông Anh, được khởi công xây dựng từ năm 2006 và khánh thành vào ngày 9/10/2014.

Theo thiết kế, cầu dài 1,1 km, rộng 55m với 8 làn xe có tổng mức đầu tư 882 tỷ đồng. Ngoài hệ thống đường dẫn, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 13.

Cầu Đông Trù nối huyện Đông Anh với quận Long Biên, đây được coi là công trình tạo bước đột phá trong tiến trình phát triển của Thủ đô, đồng thời là đòn bẩy góp phần thúc đẩy các khu công nghiệp, đô thị phía Bắc sông Hồng.

 Ban đầu, cầu do Tổng công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) thi công kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, đến tháng 6/2012, đơn vị này xin rút khỏi dự án nên TP Hà Nội đã chọn Cienco1 là nhà thầu chính. Ngay khi nhận triển khai dự án, Cienco 1 đã huy động trên 500 cán bộ, công nhân và làm 3 ca liên tục trên công trường để đáp ứng và hoàn thành công trình đúng tiến độ.

Với quy mô lớn và yêu cầu khắt khe về mặt công nghệ, cầu Đông Trù đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về tiếp thu khoa học, công nghệ mới thi công loại hình cầu vòm ống thép nhồi bê tông nhịp độ lớn của Tổng công ty Cienco1 và là công trình tiêu biểu của ngành cầu đường Việt Nam.

Ngày nay, cầu Đông Trù giúp kết nối hạ tầng giao thông phía bắc Hà Nội, tạo nên trục Vành đai 2. Phương tiện đi từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… sẽ dễ dàng đến thẳng sân bay Nội Bài.

Ngoài công năng vận tải, cầu Đông Trù còn là điểm nhấn cảnh quan với kiến trúc thượng tầng lộ thiên rất đẹp. Công trình này cũng đánh dấu sự thay đổi về tư duy của thành phố Hà Nội khi đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 14.

Cầu Đông Trù có mặt cắt rộng 55m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên có ở khu vực Đông Nam Á.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 15.

 Cầu Nhật Tân nằm trên trục đường Vành đai 2 của Hà Nội, được khởi công vào năm 2009 và khánh thành ngày 4/1/2015, với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội với tổng chiều dài gồm đường dẫn là 8.900 m, phần chính cầu dài 1.500 m. Sáu nhịp dây văng kết hợp cùng 5 trụ tháp hình thoi - tượng trưng cho 5 cửa ô.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 16.

Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng, tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, là cầu dây văng liên tục với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, tượng trưng cho 5 cửa ô của Thủ đô, khánh thành ngày 4/1/2015.

 Ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiến tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam như: Công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép, đặc biệt là kết cấu móng vòng vây cọc ống thép (SPSP).

Mặt cầu rộng 33,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ.

Cầu Nhật Tân được khánh thành đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc hiện đại, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu Nhật Tân được xem như là biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong mối quan hệ kinh tế - ngoại giao.

Cầu Nhật Tân là điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo, tô điểm thêm nét quyến rũ cho Hà Nội. Ban đêm, cây cầu khoác lên mình bộ áo mới đầy màu sắc với hệ thống đèn Led chiếu sáng hiện đại, tạo nên khung cảnh lôi cuốn soi bóng xuống mặt nước sông Hồng.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 17.

Cầu Nhật Tân được khánh thành đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc hiện đại, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 18.

 Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng nằm trên tuyến Vành đai 2 nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên. Ngày 3/2/2005, dự án cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 1 được khởi công với tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 2 năm xây dựng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, trượt giá vật tư khiến công trình đội lên tới 5.500 tỷ đồng và phải tới tháng 9/2009 mới có thể khánh thành, đưa vào khai thác.

Chiều dài tuyến chính cầu dài 5.800 m, phần vượt sông dài 3.700 m. Mặt cầu Vĩnh Tuy rộng 19m, được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn 2 là 38m, trở thành cầu rộng nhất Việt Nam.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 19.

Cầu Vĩnh Tuy góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố Hà Nội ra Quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên.

 Sau hơn 11 năm đưa vào khai thác, tháng 1/2021, Hà Nội tiếp tục khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2. Cây cầu này nằm song song và được thiết kế với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1, gồm 4 làn xe lưu thông. Ngày 30/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2 sau hơn 2 năm thi công.

Cầu Vĩnh Tuy góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm Hà Nội ra Quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên.

Điểm nhấn đặc biệt của cầu Vĩnh Tuy là cầu được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và trang trí cực kỳ độc đáo, ấn tượng. Đèn trang trí được lắp bằng các cột cao - thấp, tạo ra những dải sóng ánh sáng nhấp nhô trên mặt cầu vào ban đêm. Ngoài ra, cầu còn được tô điểm hình ảnh Khuê Văn Các trên đầu chim hạc mang tính biểu tượng của Thủ đô.

Hà Nội và những cây cầu- Ảnh 20.

Cầu Vĩnh Tuy 2 là công trình trọng điểm được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng theo quy hoạch, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2.

 

Tin đọc nhiều

Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.

11:24 17/07/2025

UBND phường ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 07/7/2025 về tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.

TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

11:18 17/07/2025

Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành sáp nhập hành chính và từng bước đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non cũng đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên vì thế trở thành nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhà trường và xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đó, ngày 15/7/2025, Trường Mầm non Vĩnh Hưng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn với nội dung trọng tâm tập trung vào Đạo đức nhà giáo và Phòng chống bạo lực học đường.

Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)

23:32 16/07/2025

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, Trải qua 75 năm các thế hệ TNXP đã khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, đã sống, cống hiến. Trọn nghĩa nước non, vẹn tình đồng đội, xứng danh anh hùng, góp phần làm vẻ vang, làm rạng danh lịch sử truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, nhân dịp này để cán bộ, hội viên Cựu TNXP ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng TNXP Việt Nam.

CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026

23:03 16/07/2025

Căn cứ Công văn số 759/SGDĐT-QLT ngày 14/03/2025 của của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 – 2026; Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-MNVH ngày 08/4/2025 của trường Mầm non Vĩnh Hưng về việc tuyển sinh vào trường mầm non năm học 2025 – 2026.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc, là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
17:01 27/08/2024
Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”
Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”
Chúng tôi lại hành quân về Nông Tiến, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tập luyện chương trình “Tiến về Hà Nội” để chào mừng lễ ra mắt Ủy ban quân chính Thành phố Hà Nội tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được thực hiện bởi các nghệ sĩ Đoàn văn công nhân dân Trung ương cùng sự phối hợp của nhóm múa Tây Bắc, gồm có diễn viên Ma Quang Hạ, Hà Thị Nghệ, Đinh Thị Éo, Lò Thị Nìn, Lò Thị Uôn, Đinh Chanh, Lường Văn Tiến, những hạt nhân văn nghệ này làm tăng thêm nét độc đáo của các dân tộc Tây Bắc.
23:50 20/08/2024
Ngày Sài Gòn cầm tay Hà Nội...
Ngày Sài Gòn cầm tay Hà Nội...
Ngày 30-4-1975, ngày thống nhất đất nước, đã diễn ra thế nào ở Hà Nội, một nơi dường như xa chiến trường nhưng lại không hề xa lạ đạn bom trong suốt hơn 30 năm?
16:20 20/08/2024
Kỳ 1: Vẻ vang những tộc họ nối tiếp “làng khoa bảng, đất tứ danh hương”
Kỳ 1: Vẻ vang những tộc họ nối tiếp “làng khoa bảng, đất tứ danh hương”
Hà Nội xưa có câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương” để chỉ truyền thống hiếu học ở một vùng đất ven đô...
17:45 14/08/2024
Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng
Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng
Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng
17:36 14/08/2024
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
17:25 14/08/2024
Tin khác
Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
UBND phường ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 07/7/2025 về tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
11:24 17/07/2025
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành sáp nhập hành chính và từng bước đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non cũng đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên vì thế trở thành nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhà trường và xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đó, ngày 15/7/2025, Trường Mầm non Vĩnh Hưng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn với nội dung trọng tâm tập trung vào Đạo đức nhà giáo và Phòng chống bạo lực học đường.
11:18 17/07/2025
Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)
Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)
Hòa trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, Trải qua 75 năm các thế hệ TNXP đã khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, đã sống, cống hiến. Trọn nghĩa nước non, vẹn tình đồng đội, xứng danh anh hùng, góp phần làm vẻ vang, làm rạng danh lịch sử truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, nhân dịp này để cán bộ, hội viên Cựu TNXP ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng TNXP Việt Nam.
23:32 16/07/2025
CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026
CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026
Căn cứ Công văn số 759/SGDĐT-QLT ngày 14/03/2025 của của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 – 2026; Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-MNVH ngày 08/4/2025 của trường Mầm non Vĩnh Hưng về việc tuyển sinh vào trường mầm non năm học 2025 – 2026.
23:03 16/07/2025
PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Phường Vĩnh Hưng (Hà Nội) chính thức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn và tổ chức trao quyết định kết hôn cho người có yếu tố nước ngoài - một cột mốc đánh dấu sự phân cấp quản lý hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính.
23:13 15/07/2025
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
HNP - Văn phòng UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/7/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
22:06 15/07/2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
HNP – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
18:39 15/07/2025
Bài tuyên truyền về Trật tự Văn minh đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Hưng
Bài tuyên truyền về Trật tự Văn minh đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Hưng
Để đảm bảo giữ gìn Văn minh đô thị trên địa bàn, UBND phường Vĩnh Hưng đề nghị nhân dân thực hiện một số nội dung sau:
18:26 13/07/2025
CÁC CƠ SỞ ĐẢNG TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI
CÁC CƠ SỞ ĐẢNG TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI
Thực hiện KH số 329-KH/TU ngày 15/5/2025 của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đảng ủy phường đã xây dựng, ban hành KH số 01-KH/ĐU ngày 01/7/2025 về Tổ chức Đại hội Đảng bộ phường Vĩnh Hưng là thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030; QĐ phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng bộ phường. Đảng bộ phường Vĩnh Hưng có 56 đảng bộ, chi bộ trực thuộc (trong đó 05 đảng bộ, 25 chi bộ cơ sở và 26 chi bộ tổ dân phố) với trên 2.800 đảng viên và trên 2.500 đảng viên sinh hoạt theo Quyết định 213.
18:19 13/07/2025
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Công văn số 4026/UBND-NNMT ngày 10/7/2025 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
18:00 12/07/2025