Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng

Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng

17:36 14/08/2024

Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng

Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng - Ảnh 1.

Say sưa bên câu chuyện, ông Hoàng Minh Khoa (Hạ Yên Quyết, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) nói, các quy chế dòng họ, tộc ước cơ bản dựa trên các quy định đã có trong các bản hương ước, khoán lệ của làng. “Tộc ước hay quy chế dòng họ chỉ là quy chế gọn hơn, phạm vi nhỏ hơn so với khoán lệ, luật pháp. Mỗi dòng họ lại có những quy chế riêng, nhấn riêng những điều mà muốn con cháu trong dòng họ hướng tới, nhưng không qua cái chung là gìn giữ nét văn hoá truyền thống của ông cha ta để lại…”

Ông Hoàng Minh Khoa bảo rằng, trong kho tàng di sản văn hoá của làng Hạ Yên Quyết còn lưu giữ bản Khoán lệ xã Hạ Yên Quyết, tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (viết tắt là Khoán lệ xã Hạ Yên Quyết).

“Văn bản này gồm 56 trang chữ Hán, đã được Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Quí (cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm) dịch ra chữ Quốc ngữ từ năm 2004) – ông Hoàng Minh Khoa nói.

Bản khoán lệ xã Hạ Yên Quyết có ghi chép các điều quy định của làng, từ quy định về thờ phụng, Tết Nguyên đán, lễ chúc thọ… đến các quy định chi tiết về việc nấu xôi, làm cỗ trong đêm tế dịp lễ hàng năm phường kèn trống, ca xướng…

Trong khoán lệ còn có những điều quy định cụ thể về văn hoá ứng xử, cụ thể: Điều 38 của Khoán lệ ghi: “Dân ta quý nhất là sự hoà thuận thân ái. Nếu ai bị kẻ khác ức hiếp, đem trầu cau đến trình Chức dịch, Lý trưởng xét xử đúng sai. Ai to tiếng chửi rủa, dù là kẻ sang hay người hèn, là đàn ông hay đàn bà đều cho Tuần phu trói gô cổ, điệu đến điếm xóm cảnh cáo.

Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng - Ảnh 2.

Giữa đêm khuya yên tĩnh, người nào cãi vã ồn ào, làm huyên náo xóm giềng; không kể là vợ chồng cãi nhau, hay kẻ say rượu đều bắt giam tại điếm; đợi sáng mai trừng trị, Tuần phu sẽ phạt tiền 3 mạch, không tha.”

“Đặc biệt trong khoán lệ còn có những quy định về việc lễ mừng người trong xã thi đỗ cũng như việc biếu ruộng người có phẩm hàm. Những điều này minh chứng cho việc ngay trong khoán lệ ngày xưa, các cụ cũng đã rất quan tâm đến phong trào khuyến học” – ông Hoàng Minh Khoa bày tỏ quan điểm.

Ông Hoàng Minh Khoa rổn rảng đọc lên bản Khoán lệ còn lưu giữ. Theo đó, để khuyến khích người đi học, làng đặt quy định về ruộng học điền: “Đặt ruộng Quan điền là 6 đoạn 3 mẫu. Số ruộng này là ruộng bản xã dùng để khuyến học. Những người thi đỗ Từ trường thì được kính biếu ruộng này” và bố cáo đến toàn thể dân làng: “Lệ khuyến học đã có từ lâu, người đời sau phải noi theo và giữ gìn làm quy chuẩn. Chiếu theo thức bậc khoa trường, làm quan Chính thức (trưởng), tuỳ theo phẩm hàm được nhập học điền cầy cấy. Còn những người làm quan Thứ chức (phó), quan tạp lưu, tuy có phẩm hàm cao nhưng nhất thiết không được dự vào. Nếu cậy thanh thế, canh tác sai lệ, mọi người trong bản xã trên dưới đánh trống đuổi đi, để tôn trọng đạo học đẹp đẽ dân tục”.

“Khoán lệ xã Hạ Yên Quyết đã làm rõ các nội dung liên quan đến truyền thống học hành, khoa bảng của làng Cót với tư cách là một trong “Từ Liêm tứ quý: Mỗ, La, Canh, Cót” hay “Từ Liêm tứ danh hương: nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh Cót”. Đồng thời, đây cũng là minh chứng về những nguyên nhân và điều kiện để cho làng Cót trở thành một làng khoa bảng nổi tiếng đất Thăng Long – Hà Nội” – ông Hoàng Minh Khoa giải thích.

Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng - Ảnh 3.

Sự gìn giữ khoán lệ cổ xưa cùng với những quy định nghiêm khắc để giữ thuần phong mỹ tục, nề nếp gia phong, phong trào khuyến học là tiền đề để Hội khuyến học của UBND phường Yên Hoà đề ra Đề án giáo dục truyền thống “Làng khoa bảng - đất tứ danh hương”.

Bàn về Đề án này, ông Nguyễn Minh Tuyên, Bí thư Đảng uỷ phường Yên Hoà cho biết, theo sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919”, dưới thời các triều đại phong kiến Việt Nam, từ năm 1393 đến 1798 hai làng Thượng Yên Quyết và Hạ Yên Quyết có 19 người thi đỗ đại khoa, trong đó làng Hạ Yên Quyết có 10 người và làng Thượng Yên Quyết có 9 người. Ngoài ra vào thời Lê, 2 làng còn có 42 người đỗ Hương cống. Các danh nhân khoa bảng trải qua các thời kỳ đều là những người có đức, có tài, đem hết tài năng, trí, đức phụng sự xây dựng đất nước, đồng thời góp phần tạo nên truyền thống lịch sử - văn hoá của Thăng Long – Hà Nội.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, mặc dù có những thời kỳ cuộc sống của nhân dân 2 làng Thượng, Hạ Yên Quyết gặp nhiều khó khăn nhưng truyền thống khoa bảng vẫn được các gia đình, dòng họ nối tiếp nhau gìn giữ, hun đúc và phát huy. Lòng tự hào về các giá trị lịch sử - văn hoá của địa phương vẫn luôn in đậm trong tâm khảm mỗi người dân.

Ngày nay, Đảng bộ, chính quyền phường Yên Hoà luôn chú trọng công tác giáo dục, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đó bằng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ qua các thời kỳ, thông qua việc xây dựng mạng lưới khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tới từng cộng đồng dân cư và đã đạt được nhiều kết quả rất tốt.

Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng - Ảnh 4.

Theo ông Nguyễn Minh Tuyên, thông qua Đề án, phường muốn giáo dục cho thế hệ trẻ thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của địa phương, khơi dậy lòng tự hào, tự trọng về ý thức bảo vệ, giữ gìn những giá trị về truyền thống tốt đẹp, để từ đó mang trí tuệ, sức lực đóng góp, xây dựng địa phương thực sự xứng đáng với tầm vóc của địa phương là một trong “Tứ danh hương” của Thăng Long – Hà Nội.

Cũng qua đó, làm cho học sinh, thanh, thiếu niên trên địa bàn hiểu rõ và hiểu sâu sắc hơn về truyền thống hiếu học, khoa bảng của địa phương, nơi mình sinh ra, nơi mình đang sinh sống, học tập để từ đó thêm hiểu, thêm yêu về một vùng đất cổ địa linh nhân kiệt, đồng thời xác định cho mình một động cơ học tập, nghiên cứu, làm việc thực sự nghiêm túc, đúng đắn.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Tuyên, nhiệm vụ của Đảng uỷ, các cấp chính quyền ngoài việc nâng cao nhận thức đầy đủ ý nghĩa nhân văn về truyền thống hiếu học, khoa bảng của địa phương còn tăng cường công tác giáo dục về truyền thống hiếu học, đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử, đặc biệt thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về giáo lý “Tiên học lễ, hậu học văn” trong các trường học…

“Đảng uỷ phường cũng đã ban hành Nghị quyết về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn phường Yên Hoà giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn 20230. Từ đó, giao nhiệm vụ cụ thể, rành rẽ cho các cấp chính quyền cùng vào cuộc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ phường đến tổ dân phố, nhà trường, các cơ quan đơn vị và Nhân dân trên địa bàn phường trong xây dựng xã hội học tập” – ông Nguyễn Minh Tuyên cho biết.

Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng - Ảnh 5.

Nói về kết quả của phong trào khuyến học, ông Nguyễn Minh Tuyên cho biết, người dân hiểu đầu tư cho giáo dục là “quốc sách hàng đầu” nên ngày càng nhiều người tham gia, đặc biệt là các dòng họ, trong đó có các dòng họ nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt từ xa xưa, được ghi danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám như dòng họ Hoàng, dòng họ Nguyễn Như Uyên, dòng họ Quản, dòng họ Doãn… cũng dần tham gia vào Hội Khuyến học. Cùng với việc khuyến khích học hành của thế hệ sau, các tộc họ đưa hẳn việc khuyến học vào quy chế dòng họ. Tại phường Yên Hoà, đến nay, đã có 16 dòng họ tham gia Hội khuyến học.

Nhiều dòng họ tham gia công tác khuyến học, khuyến tài nhiệt tình, đầu tư xứng đáng cho việc khích lệ, động viên các cháu như dòng họ Nguyễn Như Uyên, dòng họ Hoàng, dòng họ Nguyễn Vân Sơn, dòng họ Nguyễn Công, dòng họ Nguyễn Giáp Hạ, dòng họ Tô…

Đơn cử, năm 2023, dòng họ Nguyễn Vân Sơn có tổng số hội viên là 290 người, có 48 lượt các cháu học sinh giỏi, học sinh đạt giải cấp quận và TP được khen thưởng. Dòng họ bầu được 1 gia đình học tập tiêu biểu (gia đình cháu Nguyễn Quốc Huy: cả 2 vợ chồng đều là thạc sỹ, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ nơi công tác và ở cụm dân cư). Công dân học tập tiêu biểu trong dòng họ là cụ Nguyễn Minh Thảo, 85 tuổi và cụ Nguyễn Mộng Cường, 79 tuổi.

Tham gia câu chuyện, cụ Nguyễn Công Phi, 91 tuổi, cho biết: “Năm nào chúng tôi cũng tổ chức trao thưởng cho các cháu tại Nhà thờ Tổ học Công. Số cac cháu đạt học sinh giỏi ngày 1 nhiều. Chúng tôi đều đến đầy đủ để động viên các cháu. Chúng tôi phải nêu gương tốt để các cháu theo”.

Cụ cũng cho biết, năm 2023, dòng họ Nguyễn Công trao thưởng cho 105 cháu đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến các cấp.

Kỳ 2: Khoán lệ của làng - gốc rễ giáo dục truyền thống khoa bảng - Ảnh 6.

Tự hào về dòng họ mình, ông Nguyễn Trung Thanh, Trưởng Ban điều hành của gia tộc Nguyễn Như Uyên nói: “Nâng cao dân trí trước hết là trách nhiệm của mỗi gia đình, không phải là của riêng ai. Theo ông Nguyễn Trung Thanh, năm 2023, dòng họ đã có 133 cháu có thành tích cao, 6 thạc sĩ, 8 cháu đỗ đại học…

Tự hào về chi hội khuyến học của dòng họ, ông Nguyễn Quốc Huy, dòng họ Nguyễn Vân Sơn cho biết, truyền thống hiếu học của dòng họ từ xa xưa đã được tổ tiên để lại như tộc ước từng viết: “Người nào trong dòng họ có thể kế nghiệp thi đố tiến sĩ thì cả họ mừng 20 quan tiền, đỗ phó bảng, cử nhân mừng 10 quan, thi đỗ tú tài mừng 10 quan. Bậc nhiêu học vào thi đình nếu đỗ mừng 5 quan. Còn các bậc khác vào thi đình đỗ mừng 3 quan tiền”…

Tiếp nối truyền thống, chi hội khuyến học dòng họ thành lập với ôn chỉ mục đích là tập hợp được những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, những người đỗ đạt, đóng góp công sức, thành tích cho dòng họ.

Dòng họ Nguyễn Vân Sơn trải qua 20 năm công tác khuyến học - khuyến tài, cả dòng họ đã có 2 Phó Giáo sư, 1 tiến sĩ, 18 thạc sĩ và 178 cử nhân, là dòng họ xuất sắc của quận Cầu Giấy trong phong trào khuyến học - khuyến tài…

(Còn nữa) 

Tin đọc nhiều

Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.

11:24 17/07/2025

UBND phường ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 07/7/2025 về tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.

TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

11:18 17/07/2025

Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành sáp nhập hành chính và từng bước đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non cũng đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên vì thế trở thành nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhà trường và xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đó, ngày 15/7/2025, Trường Mầm non Vĩnh Hưng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn với nội dung trọng tâm tập trung vào Đạo đức nhà giáo và Phòng chống bạo lực học đường.

Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)

23:32 16/07/2025

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, Trải qua 75 năm các thế hệ TNXP đã khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, đã sống, cống hiến. Trọn nghĩa nước non, vẹn tình đồng đội, xứng danh anh hùng, góp phần làm vẻ vang, làm rạng danh lịch sử truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, nhân dịp này để cán bộ, hội viên Cựu TNXP ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng TNXP Việt Nam.

CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026

23:03 16/07/2025

Căn cứ Công văn số 759/SGDĐT-QLT ngày 14/03/2025 của của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 – 2026; Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-MNVH ngày 08/4/2025 của trường Mầm non Vĩnh Hưng về việc tuyển sinh vào trường mầm non năm học 2025 – 2026.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Hà Nội và những cây cầu
Hà Nội và những cây cầu
Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại hơn cho thành phố. Đó vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là điểm nhấn cho sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội.
23:29 01/10/2024
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc, là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
17:01 27/08/2024
Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”
Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”
Chúng tôi lại hành quân về Nông Tiến, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tập luyện chương trình “Tiến về Hà Nội” để chào mừng lễ ra mắt Ủy ban quân chính Thành phố Hà Nội tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được thực hiện bởi các nghệ sĩ Đoàn văn công nhân dân Trung ương cùng sự phối hợp của nhóm múa Tây Bắc, gồm có diễn viên Ma Quang Hạ, Hà Thị Nghệ, Đinh Thị Éo, Lò Thị Nìn, Lò Thị Uôn, Đinh Chanh, Lường Văn Tiến, những hạt nhân văn nghệ này làm tăng thêm nét độc đáo của các dân tộc Tây Bắc.
23:50 20/08/2024
Ngày Sài Gòn cầm tay Hà Nội...
Ngày Sài Gòn cầm tay Hà Nội...
Ngày 30-4-1975, ngày thống nhất đất nước, đã diễn ra thế nào ở Hà Nội, một nơi dường như xa chiến trường nhưng lại không hề xa lạ đạn bom trong suốt hơn 30 năm?
16:20 20/08/2024
Kỳ 1: Vẻ vang những tộc họ nối tiếp “làng khoa bảng, đất tứ danh hương”
Kỳ 1: Vẻ vang những tộc họ nối tiếp “làng khoa bảng, đất tứ danh hương”
Hà Nội xưa có câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương” để chỉ truyền thống hiếu học ở một vùng đất ven đô...
17:45 14/08/2024
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
Kỳ 3: Kế thừa tinh hoa văn hoá của hương ước ở xã hội hiện đại
17:25 14/08/2024
Tin khác
Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
Kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
UBND phường ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 07/7/2025 về tăng cường công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn phường Vĩnh Hưng năm 2025.
11:24 17/07/2025
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ NĂM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành sáp nhập hành chính và từng bước đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non cũng đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên vì thế trở thành nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhà trường và xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đó, ngày 15/7/2025, Trường Mầm non Vĩnh Hưng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn với nội dung trọng tâm tập trung vào Đạo đức nhà giáo và Phòng chống bạo lực học đường.
11:18 17/07/2025
Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)
Phường Vĩnh Hưng tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950-15/7/2025)
Hòa trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, Trải qua 75 năm các thế hệ TNXP đã khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, đã sống, cống hiến. Trọn nghĩa nước non, vẹn tình đồng đội, xứng danh anh hùng, góp phần làm vẻ vang, làm rạng danh lịch sử truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, nhân dịp này để cán bộ, hội viên Cựu TNXP ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng TNXP Việt Nam.
23:32 16/07/2025
CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026
CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG NĂM HỌC 2025 - 2026
Căn cứ Công văn số 759/SGDĐT-QLT ngày 14/03/2025 của của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 – 2026; Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-MNVH ngày 08/4/2025 của trường Mầm non Vĩnh Hưng về việc tuyển sinh vào trường mầm non năm học 2025 – 2026.
23:03 16/07/2025
PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Phường Vĩnh Hưng (Hà Nội) chính thức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn và tổ chức trao quyết định kết hôn cho người có yếu tố nước ngoài - một cột mốc đánh dấu sự phân cấp quản lý hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính.
23:13 15/07/2025
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
HNP - Văn phòng UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/7/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
22:06 15/07/2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
HNP – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
18:39 15/07/2025
Bài tuyên truyền về Trật tự Văn minh đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Hưng
Bài tuyên truyền về Trật tự Văn minh đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Hưng
Để đảm bảo giữ gìn Văn minh đô thị trên địa bàn, UBND phường Vĩnh Hưng đề nghị nhân dân thực hiện một số nội dung sau:
18:26 13/07/2025
CÁC CƠ SỞ ĐẢNG TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI
CÁC CƠ SỞ ĐẢNG TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG VĨNH HƯNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI
Thực hiện KH số 329-KH/TU ngày 15/5/2025 của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đảng ủy phường đã xây dựng, ban hành KH số 01-KH/ĐU ngày 01/7/2025 về Tổ chức Đại hội Đảng bộ phường Vĩnh Hưng là thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030; QĐ phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng bộ phường. Đảng bộ phường Vĩnh Hưng có 56 đảng bộ, chi bộ trực thuộc (trong đó 05 đảng bộ, 25 chi bộ cơ sở và 26 chi bộ tổ dân phố) với trên 2.800 đảng viên và trên 2.500 đảng viên sinh hoạt theo Quyết định 213.
18:19 13/07/2025
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Công văn số 4026/UBND-NNMT ngày 10/7/2025 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
18:00 12/07/2025