1. Chủ cơ sở, hộ gia đình phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC&CNCH; thường xuyên tự kiểm tra, tuyên truyền nâng cao ý về công tác PCCC&CNCH. Mỗi cá nhân, hộ gia đình cần chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho bản thân và người trong gia đình. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây và các dụng cụ phá dỡ thông thường như búa, kìm cộng lực, xà beng,…để thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra. Chủ động tháo dỡ chuồng cọp, mở lối thoát hiểm.
2. Không sắp xếp hàng hóa, vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn; đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được bố trí cách xa nơi phát sinh nguồn lửa.
3. Phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơ le, aptomat,…), thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn. Tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không cần thiết, khi ra khỏi nhà, phòng làm việc.
4. Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt khi đun nấu, thắp hương thờ cúng… Không tích trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở.
5. Lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay…để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Trang bị mặt nạ phòng độc, khăn mềm … để phòng chống ngạt khói.
6. Đối với các cơ sở, doanh nghiệp, kho xưởng phải có phương án PCCC và thoát nạn; nhân viên được tập huấn PCCC định kỳ. Bố trí nguồn nước, thiết bị chữa cháy gần các khu vực có nguy cơ cháy cao
7. Khi xảy cháy hãy bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh…; đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - CATP Hà Nội theo số máy 114 hoặc Báo ngay cho UBND phường Vĩnh Hưng – Công an phường qua đường dây nóng: 0243.644.7973.